Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Câu chuyện về Rùa và Thỏ của CEO Coca-Cola

Đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi CEO (Chief Executives Officer) của Coca Cola như sau:
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và chạy thụt mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.
Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.Thế, bài học của câu chuyện này? Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn.
Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.
————————–
Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý. Chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2km nữa ở bên kia sông! Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Ý nghĩa từ câu chuyện này? Trước tiên, cần xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.
————————–
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và chúng cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
Bài học của câu chuyện này là gì?
Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác. Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm. Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai. Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.
Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào cạnh tranh với Pepsi và cố gắng tăng thị phần từng 0,1%. Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông ta hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống các loại nước là 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ), trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống. Coke quyết định đầu tư các máy bán coca cola tự động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.
Kết luận: câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống, không chống lại cuộc chiến.

Chuyện chàng bán táo

Có chuyện ngụ ngôn như thế này: Có một anh chàng nọ bán táo. Một phụ nữ đi qua hỏi mua: “Táo có ngon không vậy?” Anh chàng xởi lởi: “Táo ngon, ngọt lắm chị à” . Người phụ nữ lắc đầu bỏ đi: “Rất tiếc tôi lại thích ăn táo chua kia”. Một lúc sau một cô gái khác đi đến. Rút kinh nghiệm lần trước, lần này anh nói táo chua nhưng cô gái bỏ đi vì cô ta chỉ thích táo ngọt. Cứ như vậy khi anh nói táo ngọt thì người ta lại thích táo chua, ngược lại những người hích táo ngọt bỏ đi khi anh quảng cáo là táo chua. Cả buổi chợ anh ta chẳng bán được trái táo nào.




Câu chuyện này có vẻ hơi cường điệu, nhưng ta cũng thấy một điều rằng: Anh chàng bán táo kia vì cứ mải mệ chạy theo thị hiếu từng người mà bị thất bại.
Trong marketing, người ta phân chia “phân khúc thị trường” là để thoả mãn tốt nhu cầu của mỗi phân khúc, bởi vì mỗi phân khúc thị trường có đặc điểm, sở thích, thói quen..khác nhau mà sản phẩm không dễ gì đáp ứng được. Nhiều khi phân khúc cực nhỏ (thường gọi là ngách thị trường – niche market) nhưng biết cách khai thác thì thành công hơn là chạy theo nhiều phân khúc. Lại nói về anh bán táo trên, nếu anh ta đừng quá tham lam, chỉ đi theo một phân khúc là những người thích táo ngọt hoặc những người thích táo chua thì ít ra anh ta cũng bán được táo chứ không đến nỗi ế ẩm như trên.
Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay có suy nghĩ giống như anh bán táo nọ: Cố sức đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng bằng các khẩu hiệu thật kêu: “của mọi nhà”, “khắp đất nước”, “dành cho mọi người”. Họ hy vọng bằng cách đó sẽ bán được nhiều sản phẩm cho nhiều người hơn mà quên rằng mỗi khách hàng có những nhu cầu khác nhau, họ không sẵn sàng bỏ tiền ra mua những tính năng họ không hề cần đến hoặc không phù hợp với họ. Vì thế họ sẽ chuyển qua những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đặc trưng của họ.
Hãy ghi nhớ bài học của nước hoa Champagne. Khi họ cố gắng lôi kéo thêm khách hàng cho sản phẩm nước hoa tuyệt đỉnh sang trọng của mình bằng cách giảm giá xuống, họ không những không có thêm khách hàng mà khách hàng cũ cũng từ bỏ Champgne khi cảm thấy mình bị “xuống giá” theo nước hoa. Điều ngược lại cũng vậy, hãy tưởng tượng Miss Saigon tung ra sản phẩm Miss Saigon Delux với đẳng cấp ngang với CK, Channel… hãy dự báo xem nó sẽ thành công hay thất bại? Chắc chắn là thất bại bởi vì những khách hàng hiện tại sẽ không chấp nhận nước hoa giá cao, dân quýxtộc cũng sẽ không xài nước hoa thương hiệu Miss Saigon cho dù nó sang đến mấy bởi từ “Miss Saigon” đã gợi lên cảm giác “nước hoa rẻ tiền” rồi. Biện pháp cho trường hợp này là đặt tên khác biệt hoàn toàn cho sản phẩm và không để bất cứ gì dính dáng đến Miss Saigon.
Thực tế cho thấy có nhiều thương hiệu tập trung vào một phân khúc khách hàng nhất định đã thành công rực rỡ. WOW là thời trang ở nhà dành cho phụ nữ và là nhãn hiệu thành công. Nếu WOW mở rộng sang trang phục công sở thì chưa chắc khách hàng đã tìm đến. Ngân hàng Sacombank, chi nhánh 8/3 ý tưởng “ngân hàng dành cho phái đẹp” đã thành công ngoài mong đợi.
Ngược lại, những thương hiệu tham lam như Mỹ Hảo thì khó tồn tại về lâu về dài. Hiện nay Mỹ Hảo bán mạnh ở khu vực nông thôn với phân khúc khách hàng bình dân. Nhưng khi thị hiếu khách hàng trở nên khắt khe hơn thì khó có thể hấp nhận dùng loại dầu gội cùng tên với nước rửa chén, nước lau nhà, bột giặt, nước tẩy nhà cầu…như thế. Cách tốt nhất là Mỹ Hảo nên đặt tên khác nhau cho từng dòng sản phẩm.
Chỉ có những sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh, mang tính đại chúng thì mới có thể marketing và bán đại trà. Xe hơi BMW thì không thể nào “cho khắp Việt Nam” giống Coca cola được.
Hãy ghi nhớ: Đừng tham lam, hãy sáng suốt lựa chọn cho thương hiệu của mình một vài phân khúc thị trường phù hợp và tập trung toàn lực vào việc đáp ứng nhu cầu phân khúc ấy. Và rồi thành công sẽ sớm đến với bạn.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

SMS Marketing - Đâu chỉ là tin nhắn!!!

Marketing truyền thống dường như đang mất dần vị thế của nó mà thay vào đó là hàng loạt các phương thức marketing mới sử dụng mạng internet hay mạng viễn thông với chi phí rẻ hơn gấp nhiều nhiều lần và hiệu quả cũng hiển nhiên và là điều không cần kiểm chứng. Quan trọng hơn, những phương thức mới này mang đến cho người nhận sự tiện lợi và có ấn tượng với doanh nghiệp của bạn.

Và một trong những sức mạnh để bật cánh tay đòn bạn lên đó là tin nhắn quảng cáo qua SMS (SMS marketing), một chiến lược marketing hiện đại. 
Biết áp dụng kỹ thuật này vào nỗ lực marketing và bán hàng bạn sẽ tồn tại, thậm chí phát đạt. Trong khi những đối thủ khác phải vật lộn để có điều đó, thậm chí họ phải gắng sức để bảo toàn lực lượng.


Với SMS Marketing, bạn có gì nào?




=> Hàng ngàn tin nhắn như những nhân viên tận tụy đi chăm sóc khách hàng thân thiết.
=> Hàng ngàn tin nhắn như những lời thông báo ngắn gọn đến khách hàng tiềm năng.
=> Hàng ngàn tin nhắn cùng thổi bùng thương hiệu doanh nghiệp bạn.
=> Sự đặc biệt, độc đáo của riêng bạn như được "show" hết cho hàng ngàn khách hàng trong tích tắc.
=> Và hàng ngàn bất ngờ khác từ những "tin nhắn hay", "tin nhắn độc".....


Nếu bạn là 1 "tín đồ" của những mẫu thời trang "hot" nhất hiện nay, bạn sẽ làm gì khi nhận được một tin nhắn với số sender là 1 shop mà bạn yêu thích kiểu như:

From: SHOP KUTETo : 0199 366 9999" Moi ban tham gia chuong trinh giam gia dac biet khi mua nhung mat hang HOT moi ve tai SHOP, chuong trinh keo dai trong 3 ngay (3-6/12/2012). Vui long mang theo tin nhan nay de duoc huong uu dai"

Chắc chắn bạn sẽ chạy ngay tới và không quên rủ thêm mấy cô bạn hợp cạ đúng không nào : )))))))))))))))))


Vậy hãy liên hệ với Guitin.vn để gửi miễn phí 50 SMS brandname nhé !!!!!!!!!!

Thông tin liên hệ:

Phòng kinh doanh dịch vụ Guitin.vn


Phone: 046 671 6685
Email: SalesOJT@ftl.vn

Website: http://guitin.vn


5 lý do doanh nghiệp của bạn nên sử dụng tin nhắn quảng bá - SMS Marketing.

Người tiêu dùng có xu hướng ngày càng phụ thuộc vào điện thoại di động trong việc liên lạc với người khác, vì vậy các chuyên gia marketing và các doanh nghiệp đều nhận thấy sự cần thiết của việc tìm những phương pháp mới để tiếp cận với khách hàng. Giải quyết vấn đề làm sao để thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện tại đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng những giải pháp mang định hướng công nghệ có thể giúp khách hàng tiết kiệm thời gian triệt để trong khi xã hội đang bùng nổ thông tin như hiện nay. SMS Marketing là một cách truyền tải thông điệp của doanh nghiệp tới khách hàng nhanh chóng và hiệu quả; hứa hẹn sẽ mang thông điệp quảng cáo tới tận tay khách hàng.





Tiến hành một chiến dịch gửi tin nhắn quảng bá chỉ cần rất ít chi phí và tiết kiệm công sức đối với doanh nghiệp nhưng hiệu quả truyền thông lại có thể nhìn thấy rõ ràng, đem lại lợi nhuận cao. SMS Marketing tỏ rõ những ưu việt mang lại khi so sánh với các loại hình quảng cáo khác:


1. Tăng doanh số bán hàng bởi vì 90% các tin nhắn quảng bá sẽ được đọc trong vòng 15 phút kể từ khi khách hàng nhận được, và trung bình 15% đến 30% người nhận được tin nhắn sẽ phản hồi tích cực với sản phẩm hoặc dich vụ của doanh nghiệp (Theo công ty nghiên cứu thị trường quảng cáo di dộng Punchkick Interactive)

2. Doanh nghiệp không cần bỏ nhiều công sức để thực hiện chiến dịch SMS Marketing mà vẫn đảm bảo tỉ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) cao hơn những loại hình quảng cáo khác (Theo các nghiên cứu về ngành marketing qua di động).

3. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí khi sử dụng nhờ vào giải pháp công nghệ của các nhà cung cấp dịch vụ SMS Marketing. Đồng thời, còn có thể tiến hành chiến dịch quảng bá bất cứ khi nào doanh nghiệp có nhu cầu.





4. Tỉ lệ phản hồi tin nhắn quảng bá của khách hàng là ngay lập tức bởi vì thông điệp quảng cáo được truyền tải trực tiếp tới khách hàng trong thời gian ngắn nhất và tác động đến hành vi người tiêu dùng nhanh hơn so với các loại hình quảng cáo truyền thống.

5. SMS Marketing là phương pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp tiếp cận được với đối tượng khách hàng mục tiêu vì các nhà cung cấp dịch vụ này thường đính kèm những tiện ích hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cá nhân hóa tin nhắn quảng bá, giúp việc lên kế hoạch và thực hiện chiến lược quảng bá được dễ dàng và hiệu quả hơn.


Guitin.vn tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp tin nhắn quảng cáo thương hiệu. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình hỗ trợ khách hàng, luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về kỹ thuật để đảm bảo thông điệp quảng bá của doanh nghiệp bạn sẽ được truyển tải đến người tiêu dùng nhanh nhất, chính xác nhất, hiệu quả nhất.





Hãy truy cập Guitin.vn để tiếp sức cho những chiến dịch marketing của bạn.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Tại sao doanh nghiệp cần một THƯƠNG HIỆU?



Để khởi đầu một thương hiệu trong một thị trường đã bị chi phối bởi những tập đoàn lớn phải tốn một lượng tiền tương đối lớn. Những tập đoàn này giống như những võ sĩ Sumo thi nhau đốn ngã đối phương trên sàn đấu. Sự cạnh tranh duy nhất của họ là cạnh tranh lẫn nhau. Và cố nhiên, nhận thức thông thường về thương hiệu đã phản ánh sự trì trệ này. Ý tưởng thương hiệu cần phải được xây dựng trong một thời gian dài, và càng khẳng định được vị trí trong tâm trí người tiêu dùng càng tốt. Một lý thuyết được gọi là “nguy cơ kép” cho rằng: thương hiệu có thị phần lớn không chỉ được nhiều người tiêu dùng mua hơn mà còn được những khách hàng trung thành mua thường xuyên. Nói cách khác, người ta cho rằng mọi lợi thế đều thuộc về các công ty đã có thương hiệu sẵn. Một vài người thậm chí còn nghĩ rằng thương hiệu là bền vững. Thương hiệu số 1 sẽ mãi là số 1, dù có thế nào đi nữa.

Thật nực cười khi xem xét ý tưởng cho rằng mọi lợi thế thuộc về những thương hiệu sẵn có dưới góc nhìn của thị trường ngày nay. Những thương hiệu có một thời được xem là vô địch như Sears, AT&T, US Post Office, và mạng lưới truyền hình “Ba lớn – Big Three” hiện chỉ là những cái bóng của chính mình trước đây. Những tên tuổi mới đã chiếm lĩnh vị trí của chúng trong nhận thức của người tiêu dùng Mỹ: Tập đoàn Gap, Home Depot, Sprint, FedEx, CNBC và mạng lưới ngân hàng thế giới WB. Toàn cảnh kinh doanh giờ đây giống hàng loạt những trận động đất. Nó giống như đỉnh Everest đã sụp đổ và những công ty mới khởi sự ngày càng hiểu vị trí quan trọng của người tiêu dùng, tưởng như không có vị trí này đang tìm lại chỗ dứng của mình. Mỗi tuần, một thương hiệu lớn khác của Mỹ lại tỉnh dậy từ giấc ngủ Rip Van Winkle – một giấc ngủ sâu – để rồi nhận ra rằng những khởi sự mới kia đang làm rung chuyển mặt đất dưới chân mình. Và nhịp độ thay đổi một nhanh thêm: Các công ty như eBay và Amazon.com mấy năm trước còn chưa được biết đến thì nay đã trở thành những thương hiệu vượt trội trong lĩnh vực của mình.



Vậy tại sao phải là một thương hiệu? Tại sao phải xây dựng một thương hiệu? Bởi người tiêu dùng ngày nay có quá nhiều sự lựa chọn, chẳng có lý do gì bắt họ phải mua một thứ mà không khiến họ cảm thấy thích thú. Các thương hiệu mạnh đơn giản là hấp dẫn hơn, vì vậy tốt nhất bạn phải trở thành một thương hiệu mạnh nếu muốn cạnh tranh.

Có một thực tế đang diễn ra là, ngày nay, chúng ta không xem các trận đấu sumo nữa. Thay vào đó, thị trường giống cảnh hội chợ trong phim Raiders of the Lost Ark (Cuộc truy tìm chiếc rương thánh tích). Trong phim, gã cao lớn dữ tợn mặc đồ đen, khua khua lưỡi kiếm. Hắn nghĩ mình vô địch cho đến khi Harrison Ford rút súng ra và bắn chết hắn. Người chiến thắng không còn là người to lớn nhất mà phải là người nhanh và khôn ngoan nhất, làm chủ công nghệ mới tốt nhất để tiếp xúc với khách hàng mục tiêu trong thời gian ngắn nhất, đem lại những giá trị lâu bền cùng thời gian cho doanh nghiệp của mình.






SMS brandname đang là một xu thế “hot” của tương lai bởi lẽ nó đáp ứng đầy đủ các yếu tố cần và đủ trên đối với một chiến lược Marketing của một doanh nghiệp. SMS brandname đang thổi một luồng gió mới vào thị trường cạnh tranh khốc liệt này, từng bước từng bước leo lên ngang hàng với các phương pháp quảng cáo truyền thống và đắt đỏ. Điểm ưu việt nổi trội của loại hình marketing này là chỉ với chi phí thấp, cách sử dụng đơn giản, dịch vụ này vẫn có thể tiếp cận với các khách hàng mục tiêu với số lượng lớn, trong thời gian ngắn nhất và giúp họ ghi nhớ thương hiệu nhanh nhất. Chính việc gửi tin thông báo về các chương trình, sự kiện của công ty, khuyến mãi hấp dẫn vào các dịp đặc biệt cũng như chúc mừng khách hàng trong dịp sinh nhật, lễ tết… SMS Brandname đã đem đến những hiệu quả to lớn trong việc xây dựng nhận thức thương hiệu đối với khách hàng mới và khắc sâu hình ảnh, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp trong lòng khách hàng cũ. 

Guitin.vn tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong dịch vụ gửi tin nhắn quảng cáo, góp phần đưa thương hiệu của bạn đến với đối tượng khách hàng mục tiêu nhanh nhất, hiệu quả nhất! Hãy đến với chúng tôi nếu bạn muốn nhanh chóng trở thành THƯƠNG HIỆU NỔI BẬT, TĂNG TÍNH CẠNH TRANH!



Để biết thêm chi tiết về dịch vụ vui lòng liên hệ:

Bộ phận kinh doanh Guitin.vn
Hotline: 046 671 6685
Email: SalesOJT@ftl.vn




Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Mobile marketing là gì?



Mobile marketing, hay gọi nôm na là tiếp thị di động, đang phát triển nhanh chóng nhờ những tiến bộ công nghệ. Không chỉ thụ động thừa hưởng những kết quả sáng tạo của công nghệ di động, mà ngược lại, ngành công nghiệp di động đã và đang cố gắng tạo thêm nhiều công cụ mới cho các nhà kinh doanh để thực hiện các chương trình marketing của mình một cách hiệu quả.

Mobile Marketing là một hình thức mở rộng của SMS Marketing, ngoại trừ SMS chiếm đến 95%, các hình thức nâng cao như MMS, PSMS, WAP, Mobile app sẽ góp phần tăng thêm các giá trị thông tin khi được gửi đi .

Theo Hiệp hội Mobile Marketing là “việc sử dụng các phương tiện không dây là công cụ chuyển tải nội dung và nhận lại các phản hồi trực tiếp trong các chương trình truyền thông marketing hỗn hợp”. Hiểu một cách đơn giản hơn, đó là sử dụng các kênh thông tin di động làm phương tiện phục vụ cho các hoạt động marketing. 

Hệ thống mobile marketing

Để thực hiện được một chương trình Mobile marketing, đòi hỏi rất nhiều đơn vị tham gia, vì đây là một lĩnh vực cần có cả sự tác động của kỹ thuật. Tuy nhiên, có thể chia làm 4 thành phần chính là:
  •  Sản phẩm và Dịch vụ: Bao gồm các công ty (chủ nhãn hiệu), các đại lý quảng cáo, các nhà cung cấp nội dung.
  • Đơn vị cung cấp ứng dụng di động: Là các đơn vị cung cấp ứng dụng và công nghệ để thực hiện được một chương trình Mobile marketing.
  • Kết nối: Bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ mạng.
  • Các phương tiện truyền thông: Bao gồm báo chí, truyền hình, internet, email…; các nhà bán lẻ, các chương trình marketing trực tiếp… Thực chất đây chính là môi trường của một hệ thống Mobile marketing. 

Hiệu quả

 Mobile marketing là một công cụ phù hợp trong các mục tiêu sau đây của marketing:
  • Thứ nhất, đó là tăng mức độ nhận biết nhãn hiệu đối với khách hàng.
  • Thứ hai, tạo ra một cơ sở dữ liệu về những mối quan tâm của khách hàng.
  • Thứ ba, định hướng sự chú ý của khách hàng vào các sự kiện hoặc các hoạt động mua bán, làm tăng doanh số bán hàng.
  • Thứ tư, làm tăng sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu.

Hiệu quả của Mobile marketing, trước tiên có thể nhìn thấy ngay ở số lượng khách hàng sử dụng điện thoại di động ngày nay. Theo số liệu thống kê của Yankee Group, hiện có khoảng 2,4 tỷ thuê bao di động trên thế giới. Còn ở Việt Nam, số thuê bao di động đến giữa năm 2007 cũng đạt xấp xỉ 20 triệu thuê bao, và con số này sẽ còn tăng mạnh. Quan trọng hơn, điện thoại di động là phương tiện (gần như duy nhất) ở bên cạnh các vị khách hàng suốt 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Liệu có phương tiện nào trong số báo chí, truyền hình, đài phát thanh, internet,… có thời gian “sở hữu” khách hàng lâu đến thế? Thêm vào đó, dựa trên cở sở dữ liệu khách hàng mà các nhà cung cấp mạng có được việc giao tiếp với khách hàng thông qua điện thoại di động có thể được cá nhân hóa.


Đến đây, xin bạn đừng hiểu nhầm việc giao tiếp với khách hàng chỉ đơn giản là những đoạn tin nhắn giới thiệu sản phẩm – đôi khi được xếp vào tin nhắn rác – mà các khách hàng thỉnh thoảng vẫn nhận được. Ngược lại, việc gửi thông tin cũng như các hoạt động giao tiếp khác với khách hàng nên có sự đồng ý từ trước. Ngoài ra, trong một chương trình truyền thông hỗn hợp, các phương tiện thông tin di động sẽ hỗ trợ đắc lực cho các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, phát thanh, đặc biệt là khả năng liên lạc trực tiếp, duy trì mối quan hệ gắn bó với khách hàng. Trong số các phương tiện truyền thông, thư trực tiếp hay gọi điện thoại cho khách hàng cũng có thể làm được điều này nhưng với chi phí tốn kém hơn nhiều so với việc sử dụng điện thoại di động hiện nay. 


Các phương tiện ứng dụng cho Mobile marketing


Các ứng dụng có thể đưa vào hoạt động Mobile marketing ngày càng phát triển, tuy nhiên, đôi khi có thể bạn sẽ cảm thấy “đau đầu” với đủ loại ứng dụng và những từ viết tắt của chúng, hoặc không biết ứng dụng nào là tốt nhất cho chương trình marketing của bạn.


SMS – Tin nhắn văn bản: Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất - SMS Marketing. Công ty bạn có thể sử dụng SMS để gửi cho khách hàng thông tin về các sản phẩm mới, chương trình khuyến mại mới, hay một lời chúc mừng sinh nhật,… những nội dung này có thể phát triển ra rất nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự sáng tạo của công ty.

 

Tuy nhiên, có một điểm hạn chế là số ký tự cho phép của một tin nhắn SMS hiện nay chỉ là 160 ký tự. Vì thế bạn sẽ phải cân nhắc thật kỹ về nội dung thông tin gửi đi. Mặt khác, việc gửi tin nhắn cũng nên được sự đồng ý trước của khách hàng, nếu không, tin nhắn của công ty sẽ bị xếp vào dạng “tin rác” và làm phản tác dụng của chương trình marketing.


PSMS: Đây là một dạng phát triển hơn của SMS, có mức phí cao hơn tin nhắn văn bản thông thường và thường được sử dụng để kêu gọi khách hàng tham gia vào một trò chơi dự đoán nào đó, hoặc để bán các dịch vụ như nhạc chuông, hình nền cho điện thoại di động.


MMS: Tin nhắn đa phương tiện, bao gồm cả văn bản, hình ảnh và âm thanh đi cùng tin nhắn. Hình thức này mới chỉ được sử dụng một vài năm trở lại đây cho các chương trình marketing của một số hãng lớn trên thế giới. Lý do dễ hiểu là vì chi phí cho tin nhắn MMS lớn hơn và không phải khách hàng nào của bạn cũng có chức năng gửi/nhận tin nhắn MMS trên điện thoại. Tuy nhiên, hiệu quả nó đem lại có thể khá bất ngờ.

WAP: Có thể hiểu đơn giản đó là những trang web trên điện thoại di động. Tương tự như những trang web được xem trên internet, bạn có thể đưa thông tin về công ty hay các sản phẩm dịch vụ của công ty mình lên những trang wap này, hoặc phổ biến hơn là các thông tin hỗ trợ khách hàng.

Video xem trên điện thoại di động: Tương tự như tin nhắn MMS, tác động của video đối với khách hàng có thể khá bất ngờ nhưng hình thức này khó áp dụng vì sự hạn chế của cơ sở hạ tầng công nghệ ở nhiều nước chưa cho phép, cũng như số thiết bị có thể xem được video di động cũng chưa nhiều.


Mobile App: Là hình thức quảng cáo qua các ứng dụng mobile trên các nền tảng: J2me, Android, iOS, Windows Phone...

Thay đổi cách nhìn về SMS Marketing: SMS Wedding

Nghe đến SMS Marketing mọi người thường nghĩ ngay đến công việc, kinh doanh, thương hiệu. Điều đó đúng với tên gọi của nó, tuy nhiên đôi khi với 1 chút sáng tạo, bạn có thể thay đổi cách nghĩ về việc sử dụng SMS cho đám cưới - dịch vụ SMS Wedding.

Trong thời đại di động hiện nay chiếc điện thoại là vật liên kết mọi người nhanh và tối ưu nhất. Việc được mời dự đám cưới qua tin nhắn là một điều đó hết sức mới mẻ và đầy thú vị có thể diễn tả được cảm xúc bằng các ngôn từ mà chúng ta không thể nào diễn tả được trong một tấm thiệp mời cứng nhắc.
Ngoài ra trong cuộc sống bận bịu hằng ngày có thể do một lý do nào đó người bạn, người thân của cô dâu và chú rể quên đi mất đi ngày vui của cả hai (thiệp đám cưới thường được đưa rất sớm - trước 2 tuần). Hoặc với những người đi công tác xa không có nhà mà không thể trao tay cho họ tấm thiệp vui thì lúc đó SMS Wedding sẽ giúp bạn trao những bức thiệp mời trang trọng và cũng không kém phần thân thiết.
Một điều luôn được các cô dâu chú rể và ngay cả nhà tổ chức đám cưới quan tâm đó là số lượng khách mời ai sẽ đi và ai sẽ không đi. Điều này có vẻ như thật khó khăn khi chúng ta gọi điện cho từng người và thông báo. Nhưng với SMS Wedding chỉ cần một tin nhắn thông báo nhắc nhở trước 2 - 3 ngày khi đám cưới diễn ra thì mọi việc sẽ nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Vì chỉ cần khách mời nào xác nhận ngược trở lại tin nhắn với hệ thống đầu số (Short Code) thì số lượng khách mời đến dự được sẽ là một con số chính xác nhất.
Trong một đám cưới sẽ có rất đông khách và không phải lúc nào cô dâu chú rể cũng có thể nói lời cảm ơn đến từng vị khách của họ vì vậy hãy để SMS Wedding làm giúp bạn điều đó. Ngay cả với những người khách mời không tới dự được thì họ cũng sẽ nhận được lời cảm ơn. Đơn giản chỉ là một tin nhắn chứa đầy tấm lòng chân thành của đôi vợ chồng trẻ.
Hãy để SMS Wedding nhân đôi niềm vui cho ngày hạnh phúc nhất của lứa đôi.